Địa lý Hang đá Long Môn

Thung lũng được hình thành bởi sông Y là một nhánh của sông Lạc được bao quanh bởi hai dãy núi thấp là Tương Sơn (về phía đông) và Long Môn (về phía tây). Các hang động được hình thành trong một khu vực đá vôi dài 1 km của và được chạm khắc trên cả hai bờ sông. Hầu hết công việc được thực hiện ở bờ phía tây, trong khi bờ phía đông có số lượng nhỏ hơn, được dùng làm nơi ở cho các nhà sư.[2][4]

Tại đây có khoảng 1.400 hang động với 100.000 tượng, một số trong đó có kích thước chỉ 1 inch (25 mm) trong khi bức tượng lớn nhất có chiều cao đến 57 foot (17 m). Ngoài ra còn có 2.500 bia đá cùng 60 ngôi chùa. Những hang động lớn nhất ở bờ phía tây ghi nhận là có từ thời Bắc Ngụy, Tùy, Đường trong khi các hang động bờ phía đông hoàn toàn được xây dựng trong thời nhà Đường. Rất nhiều các tác phẩm điêu khắc và chùa Phật giáo tại đây thể hiện sự tiến bộ trong phong cách khi có nhiều tượng là hình ảnh người phụ nữ và quan lại triều đình.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hang đá Long Môn http://www.lmsk.cn/en/Aboutus.asp?ID=124&title=Ser... http://www.china.org.cn/english/kuaixun/75219.htm http://www.lonelyplanet.com/china/henan/longmen-ca... http://www.orientalarchitecture.com/china/luoyang/... http://www.sacred-destinations.com/china/longmen-c... http://whc.unesco.org/archive/advisory_body_evalua... http://whc.unesco.org/en/list/1003 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://web.archive.org/web/20110109084612/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Longmen?uselang...